Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em biểu hiện bằng trên 2 ngày mới đi ngoài 1 lần, phân khô hoặc cứng lổn nhổn, lượng phân ít (<35g/ngày). Táo bón là loại bệnh phổ biến nhất ở trẻ em với tỷ lệ lên đến 10%.Bình thường số lần đi ngoài từ 1 đến 2 lần trong 1 ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng táo bón ở trẻ em và các biện pháp phòng tránh cũng như cách chữa trị táo bón ở trẻ em như thế nào?

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ do nhiều nguyên nhân trong đó có 3 nguyên nhân chính như sau:
  • Trẻ uống ít nước hoặc ăn ít chấ txơ( như rau xanh, ngũ cốc, hoa quả…)
  • Do trẻ uống các loại thuốc gây táo bón( ví dụ bổ sung sắt, các thuốc kháng sinh,..)
  • Do tổn thương ở cơ quan tiêuhóa.
Ngoài ra đối với các trẻ lớn hơn một chút do bé mải chơi, quên đi vệ sinh khi đi lớp cô giáo vô tình không nhắc nhở các bạn đi vệ sinh.

Những triệu trứng táo bón ở trẻ em:

Bố mẹ đôi khi không nhận ra con mình bị táo bón do trẻ không nói hoặc triệu chứng không rõ ràng nên không để ý, nếu thấy trẻ có các biểu hiện sau cần xử lý kịp thời để tránh tình trạng táo bón nặng hơn:
  • Trẻ đại tiện khó khăn, đau hoặc đi ngoài không hết, nhăn mặt hay đỏ mặt khi đi ngoài. Nhiều ngày mới đòi đi 1 lần, mỗi lần đi phải rặn nhiều.Phân cứng thành cục, mật độ cứng, có thể dính máu tươi do rách những mạch máu nhỏ của niêm mạc, có khi dính theo chất nhầy của niêm dịch ở đại hoặc trực tràng.
  • Sờ bụng thấy từng cục lổn nhổn ở vùng đại tràng xuống và đại tràng si gma. Ngoài ra có thể quan sát được biểu hiện của trĩ, nứt hậu môn.
  • Táo bón kéodài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như: nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết, hay cáu gắt ở người lớn.
Phòng và điều trị táo bón cho bé như thế nào là chuẩn

Phòng táo bón: Ăn đủ rau xanh: Từ 7 – 12 tháng tuổi, mỗi bữa ăn trẻ cần 20g. Từ 1 – 2 tuổi, mỗi bữa ăn là 30g. Nên thay đổi đa dạng các loại rau để trẻ ăn ngon miệng, nên cho trẻ ăn cả cái chứ không nên luộc lấy nước. Từ 3 tuổi trở lên, rau xanh cần được nấu riêng dạng canh hoặc xào để làm thức ăn cho trẻ chan cơm. Nếu ăn cháo, mì,…vẫn phải thái rau cho vào các bữa ăn của trẻ, ở tuổi này mỗi bữa ăn khoảng 40 – 50g.
  • Uống đủ nước: Trẻ 1-3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc..., không nên dùng các loại nước ngọt có ga
  • Tăng cường vận động: Matxa bụng hoặc làm động tác đạp xe đạp cho trẻ nhỏ. Với trẻ lớn cho trẻ tham gia đạp xe đạp, chơi bóng, bơi lội.
  • Tập cho trẻ đi vệ sinh vào 1 giờ nhất định.

Điều trị táo bón cho trẻ: Tìm ra nguyên nhân táo bón cho trẻ là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hay do bệnh lý đường tiêu hóa, ở trẻ em phần lớn táo bón có nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng thiếu nước, chất xơ hoặc do cơ địa nóng trong.

Sử dụng thuốc: các thuốc nhuận tràng hiệu quả nhanh trong điều trị táo bón nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ nhất là đối với trẻ em: gây rối loạn tiêu hóa, chậm nhịp tim, ảnh hưởng đến gan thận.

Bổ sung chất xơ: Chọn các chế phẩm đường uống chứa chất xơ hòa tan giúp tăng cường nhu động ruột, hiệu quả chậm hơn so với thuốc nhuận tràng tuy nhiên độ an toàn caovà ko gây tác dụng phụ.

Cần cho trẻ đi khám khi trẻ có các biểu hiện sau:
  • Phải đi ngay khi bé đau bụng dữ dội. 
  • Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau 24 giờ so với bình thường (thí dụ bình thường bé 2 ngày đi tiêu một lần, nay đã 3 ngày vẫn chưa đi). 
  • Bé nhỏ hơn 4 tháng tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt. 
  • Bé đi tiêu phân có máu.
  • Bé đau khi đi tiêu.
  • Bé đã bị nhiều đợt táo bón.
  • Bé cảm thấy bất an
Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét