Trái mướp là một trong những loại cây ăn trái rất quen thuộc trong dân gian từ xưa đến nay, từ mướp có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon như canh mướp cua đồng, mướp xào...Mướp thuộc họ dây leo thân có nhiều tua, hoa màu vàng, trái màu xanh nhạt chứa nhiều dưỡng chất. Mướp là loại quả chứa nhiều năng lượng, không gây béo phì, giàu sinh tố khoáng, vi lượng, chất nhớt và chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Các bài thuốc đông y chế biến từ mướp
Theo đông y quả mướp có vị ngọt, tính bình không độc dùng nấu nước uống giúp lại sữa cho phụ nữ mới sinh, có thể nấu với giò heo để ăn,
Tất cả các bộ phận đều có thể điều chế thành các bài thuốc dân gian hữu hiệu. Trong ruột trái mướp có chứa nhiều chất nhớt có tác dụng giúp dễ tiêu hóa, kích thích tuyến sữa.
Lá mướp có vị đắng, tính hàn được dùng làm dược liệu kháng viêm, tan đờm, chống ho. Ngoài ra có thể lấy lá mướp tươi giã nát đắp chữa mụn nhọt, xưng tấy, phát ban ở trẻ em.
Hạt mướp ngoài tác dụng làm thông kinh mạch còn có thể trị được giun đũa và chứng táo bón
Ngoài ra mướp còn có tác dụng giải độc, làm đẹp da, giảm cân cho chị em phụ nữ.
Những lưu ý khi chế biến món ăn từ mướp: khi chế biến các món ăn từ mướp không nên thái mướp quá mỏng, không nấu mướp trong thời gian lâu vì mướp là loại quả mềm, dễ bị nhừ nát. Sau khi chế biến
Các bài thuốc chế biến từ mướp:
Tác dụng lợi sữa, giúp máu huyết lưu thông tốt: lấy mướp non rửa sạch đun lấy nước uống hàng ngày
Mướp trị zona: lấy là mướp tươi vò nát đắp lên chỗ bị zona, có tác dụng giảm đau se miệng vết thương,
Tác dụng của mướp với bệnh thấp khớp: xơ mướp 50g, rễ mướp 50g, mộc thông 10g, tỳ giải 8g sắc thành nước uống, ngày uống 2 lần
0 nhận xét:
Đăng nhận xét