Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con em mình khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn. Tuy nhiên mỗi bé lại có một tính cách và sự phát triển cơ thể khác nhau cộng với các yếu tố khác như môi trường sống và sự không đồng nhất trong việc giáo dục con trẻ của người lớn khiến cho các bậc phụ huynh đôi khi cảm thấy mệt mỏi trong việc giáo dục con cái. Blog đời sống chia sẻ cách xử lý khi trẻ em không nghe lời tới các bậc cha mẹ
Phải làm gì khi trẻ em không nghe lời
Trẻ em không nghe lời: bản chất của giai đoạn này là trẻ đã hình thành nên tư duy logic. Trẻ em thường có biểu hiện mong muốn biểu đạt tính độc lập của mình, vì thế trẻ ở giai đoạn này có chính kiến và có những phản ứng ngoan cố và thể hiện những cá tính của bản thân. Nếu trẻ ở giai đoạn này không vâng lời các bậc cha mẹ không nên sử dụng hình phạt với con, thay vào đó phụ huynh nên chia sẻ cảm xúc với các bé, thể hiện sự quan tâm và yêu thương với các bé. Phụ huynh cũng nên định hướng hành vi cho con trẻ bằng cách làm gương cho con trẻ qua những hoạt động hàng ngày.
Khi trẻ làm điều gì sai hoặc không đúng thay bằng cách đánh mắng trẻ các bậc phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng. Phụ huynh cũng cần tỏ ra nghiêm túc với trẻ, có thái độ dứt khoát nhưng cũng không nên làm quá để trẻ bị căng thẳng.
Cách xử lý khi trẻ không muốn tiếp xúc với người lạ: những trường hợp này thường xảy ra với các bé từ nhỏ ít được tiếp xúc với người lạ, trẻ ít được tiếp xúc với người lạ thường có những biểu hiện như ngại người lạ, không thích ai chạm vào mình, thậm chí có những trẻ còn phản kháng bằng cách đánh trả người khác. Với những trường hợp này cha mẹ cần cho trẻ có thời gian để làm quen, hướng dẫn trẻ bằng cách cho trẻ nhìn thấy những người xung quanh ôm hôn những đứa trẻ khác để trẻ nhận thấy những người lạ bên cạnh mình là người tốt, phụ huynh cũng cần giải thích với người khác làm quen bé từ từ, giữ khoảng cách an toàn cho trẻ.
Cách giúp trẻ gọn gàng và ngăn nắp: để trẻ gọn gàng và ngăn nắp cha mẹ cần làm gương cho trẻ trong việc ngăn nắp, gọn gàng, bên canh đó phụ huynh nên giúp trẻ setup phòng, giúp trẻ phân loại đồ đạc trong phòng như đồ chơi, quần áo riêng, đồng thời đó là hướng dẫn trẻ cùng làm, khích lệ trẻ có thói quen ngăn nắp gọn gàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét