Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Thực trạng học tiếng anh trẻ em ở Việt Nam

Học tiếng anh trẻ em được bộ giáo dục đào tạo quan tâm nhằm mục tiêu định hướng và trang bị kiến thức về ngoại ngữ cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Học sinh ở nước ta thông thường được tiếp xúc với tiếng anh bắt đầu từ lớp 3 theo chương trình và sách giáo khoa của bộ giáo dục đào tạo phát hành. Tuy nhiên việc học tiếng anh ở trẻ em của nước ta còn nhiều bất cập đòi hỏi phải cải tiền để nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ cho trẻ em

Thực trạng học tiếng anh trẻ em ở Việt Nam

Nền giáo dục yêu cầu học sinh tiểu học bắt đầu từ lớp 3 bắt đầu được tiếp xúc và học tiếng anh, thậm chí ở nhiều nơi còn đưa tiếng anh vào giảng dạy ngay ở bậc mầm non. Mặc dù mục đích chỉ để trẻ làm quen và tiếp xúc thông qua các bài học và chủ đề quen thuộc xung quanh tuy nhiên do không tạo được môi trường để trẻ thực hành tiếng anh một cách tự nhiên nên việc học không có nhiều hiệu quả

Yêu cầu đưa ra với việc học tập của trẻ làm cho các em bị áp lực, ở lứa tuổi này trẻ em cần được tiếp xúc một cách tự nhiên, cần tạo hứng thú cho trẻ với việc học tiếng anh hơn là cố nhồi nhét những từ mới, cấu trúc ngữ pháp và các bài kiểm tra đánh giá năng lực tiếng anh với các em

Các bậc phụ huynh và giáo viên quan tâm quá mức với việc học tiếng anh của trẻ, vẫn biết rằng tiếng anh rất quan trọng trong việc học tập và công việc sau này nhưng do quá quan tâm dẫn tới phụ huynh và giáo viên yêu cầu trẻ học quá nhiều làm cho trẻ áp lực và chán nản dẫn tới không hiệu quả

Chương trình học tiếng anh với trẻ em thường được các giáo viên dập khuân theo chương trình được biên soạn theo sách giáo khoa, không có nhiều sáng tạo dẫn tới việc nhàm chán với học sinh. Ngoài ra một số sách dạy tiếng anh được biên soạn theo các giáo trình từ nước ngoài nên chứa đựng các kiến thức, bài tập nước ngoài nên có những điểm chưa thích hợp với học sinh ở nước ta


Trên đây là một số bất cập trong việc học tiếng anh của trẻ em ở nước ta đòi hỏi cần có những biên pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả học tiếng anh đối với trẻ em.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét