Để học nghe tiếng anh tốt nhất thì người học phải có kiến thức nền tảng tốt, cách tra từ vựng, sử dụng sơ đồ tư duy...Tuy nhiên rất nhiều người có những thủ thuật nghe rất hiệu quả. Blog chia sẻ 7 kỹ thuật nghe tiếng anh sử dụng công nghệ hỗ trợ rất tốt cho người học tiếng anh, bài viết được chia sẻ từ fb/ Transcribe-English.
Trong Windows Media Player có một tính năng rất hay, đó là tuỳ ý tăng giảm tốc độ. Bạn có thể cho tăng tốc độ để quen với tốc độ nói nhanh, quen với cách phát âm khi nói lướt của người bản ngữ, khi nghe lại ở tốc độ bình thường sẽ cảm thấy chậm và thoải mái tâm lý hơn rất nhiều. Hoặc, bạn cũng có thể làm giảm tốc độ của file để bắt được từ dễ dàng hơn trong quá trình Transcribe. Để tăng giảm tốc độ, bạn vào View => Enhancements => Play Speed Settings rồi chỉnh nhanh chậm tuỳ ý. Thường thì tăng lên 1.5x bạn vẫn có thể nghe được, còn 2.0x âm thanh sẽ bị vỡ, méo mó. Khuyến cáo là cách này chỉ hiệu quả trong thời gian đầu và đối với người có trình độ tầm 6.0 đổ xuống. Khi lên cao, nghe được hay không thường phụ thuộc vào khả năng hiểu thật sự của bạn chứ công nghệ không giúp bạn quá nhiều đâu. Bạn có thể dùng một vài chương trình ghi âm, ghi lại file đang chạy ở tốc độ cao để copy sang các thiết bị khác (trong trường hợp thiết bị đó không có công cụ tăng, giảm tốc độ). Công cụ tăng, giảm âm mình sẽ chia sẻ ở cuối bài.
2- KỸ THUẬT MIX :
Rất nhiều người học tiếng anh thường phàn nàn đó là việc khó tập trung, đặc biệt là khi nghe các bài dài, hoặc khi đi dần đến cuối bài nghe, sức lực và sự tập trung dần cạn kiệt đi. Giải pháp cho chuyện này là gì? Mình có đưa ra một phương pháp và thấy khá hiệu quả. Mình gọi tên là Distracted Audio. Bạn có thể bật một lúc 2 hoặc nhiều files khác nhau (đều nói tiếng Anh), sau đó dùng các chương trình ghi âm (Audio Recorder, Cool Edit Pro…) để ghi âm lại. Bạn cho set File nghe chính cần nghe ở mức âm lượng cao hơn chút, các file(s) khác ở mức âm lượng bé, đủ để nó tạo hiệu ứng tiếng ồn hoặc làm bạn phân tâm. Sau đó bạn thực hiện quá trình Transcribe. Bạn sẽ dần làm quen với việc mất tập trung mà vẫn phải cố nghe được. Sau này khi ngồi thi hoặc làm gì mà có tiếng động xung quanh, bạn vẫn có thể nghe được hiệu quả. Mọi chuyện chưa hết. Mình thường yêu cầu học sinh khi nghe xong cần có một tờ bên cạnh để note ra cả những ý chính của cái file dùng làm hiệu ứng tiếng ồn kia (ngay cả khi âm lượng khá bé). Kỹ năng nghe và khả năng tập trung của bạn sẽ dần dần được cải thiện.
3- KỸ THUẬT ĐẢO ÂM :
Đối với một file tiếng Anh bất kỳ, sẽ rất nhàm chán nếu bạn cứ học đi học lại một file, do một người nói thì có thể sẽ rất nhàm chán. Bạn hãy tận dụng sự phát triển của công nghệ, thay đổi âm sắc, âm lượng của người nói để có một file y hệt nhưng với giọng nói khá khác biệt. Phần mềm hiệu quả nhất mà mình hay dùng là MP3 KEY SHIFTER. Phần mềm này cũng giúp bạn tăng giảm tốc độ file rất nhanh mà không cần trải qua quá trình ghi âm. Bạn có thể thay đổi tốc độ file nhờ chỉnh thông số phần “”tempo” và thay đổi giọng nhờ chỉnh phần “key”. Cái này đôi khi tạo sự giải trí trong việc học tiếng Anh để đỡ nhàm chán và cũng có một chút hiệu quả khi bạn nghe các giọng lạ.
4- KỸ THUẬT TÁCH SUB, TÁCH ÂM, GHÉP SUB, GHÉP ÂM:
Đối với đa số các phim, cho dù là khoa học hay Sitcom thì hầu hết bạn có thể download file không sub về, sau đó tìm sub rời rồi download về, bạn có thể add hoặc remove sub khi cần thiết. Bạn cũng có thể dùng phần mềm, tách âm của một số file hình thành file mp3 rồi copy vào máy nghe nhạc hoặc add và một file hình khác bạn thích. Ví dụ, bạn có thể add file Britney Spears đang hát vào file hình của tổng thống Obama. Phần này thì tuỳ mỗi người thôi.
5- KỸ THUẬT NOTE-TAKING :
Hãy chọn bài nghe dài để thực hành kỹ thuật này. Khi bạn ngồi trong giảng đường, bạn dứt khoát phải take-notes (cho dù ngay trong lớp tiếng Việt). Ngay cả khi bạn không cần xem lại tờ Note, bạn vẫn có thể nhớ được các sự kiện trong bài nghe. Kỹ năng thu thập và chọn lọc thông tin của bạn sẽ rất tốt. Điều này có ích cho bạn khi đi học hoặc đi nghe hội thảo rất rất nhiều. Vì, suy cho cùng, bạn đi học tiếng Anh (với các chứng chỉ IELTS, TOEFL…) chủ yếu cũng là đi học và tham gia hội thảo rồi sau này mới đi làm được.
6- KỸ NĂNG CHỌN TÀI LIỆU:
Nếu chưa luyện thi, bạn hãy nghe tất cả những gì có thể và cố nghe để hiểu chứ không phải để “tắm ngôn ngữ” như lúc ban đầu mới tập (tắm 3 tiếng với tắm 3 tháng chắc độ sạch cũng tương đương mà thằng tắm nhiều có nguy cơ cảm lạnh và phí thời gian). Khi gần đến ngày thi, mình khuyên các bạn nên chọn phim KHOA HỌC (DOCUMENTARY của BBC là một sự lựa chọn tuyệt vời, bạn có thể xem về TRÁI ĐẤT, BẦU TRỜI, VŨ TRỤ, CUỘC ĐỜI CÁC VĨ NHÂN…). Quan trọng hơn, MÌNH MẠNH MẼ KHUYÊN CÁC BẠN CHỌN TÀI LIỆU LUYỆN NGHE CỦA TOEFL – mình xin nhắc lại : TOEFL. Kỹ năng nghe hiểu thì có lẽ TOEFL là vượt trội. Và trong cái luyện nghe, có lẽ Barron’s là sư tổ. Bạn hãy dùng các bài nghe của Barron’s hoặc TPO, LONG MAN, KAPLAN, CAMBRIDGE… cho TOEFL. Nghe tốt thì phần nghe hiểu IELTS sẽ không quá khó đối với các bạn. Cái này mình có xem nhiều bài viết của Kiên Trần và nhận ra sự giống nhau trong suy nghĩ (mình là dân từng ôn và học TOEFL chính hiệu). Phần download các bạn hãy cố tìm kiếm trên mạng để thể hiện nỗ lực cá nhân trong việc học hành. Một tài liệu nữa mà mình cũng rất khuyến khích các bạn, đó là các bộ “Intermediate Listening Comprehension” của Patricia và đồng nghiệp, bộ “Advanced Listening Comprehension” của cùng tác giả. Hai bộ này đã được đánh giá tích cực từ nhiều giáo viên (trong đó có Andy Nova). Các bạn dùng máy tính bảng cũng có thể download một số tài liệu (như mình thử cài) trong ảnh mình đưa lên để luyện tập tiếng Anh hàng ngày.
7- KỸ NĂNG TỐI THƯỢNG, TỔNG HỢP
Làm chủ chính mình. Bạn có thể đọc cả chục ebooks, xem cả chục bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nhưng nếu bạn không bắt tay vào làm thật thì đống kiến thức, kinh nghiệm đó cũng chỉ là của họ mà thôi. KHÔNG AI CÓ THỂ NGỒI NHÌN THỨC ĂN MÀ NO ĐƯỢC. Vậy nên hãy lập tức bắt tay vào đi. Kỹ năng có thể tốt cho người này hoặc người kia, chưa chắc đã hợp với bạn. Hãy tìm ra con đường riêng để say mê tiếng Anh. Học ngôn ngữ mà không say mê thì mình nghĩ khá khó. Một điều nữa, bạn hãy chọn rõ thái độ của mình đối với tiếng Anh! Ghét nó? Hãy “riếp (riết)” nó. Thích nó? Hãy “riếp (rít)” nó! Chúc các bạn thành công
P/s : Đây chỉ là phần chia sẻ kinh nghiệm dùng Công nghệ. Phần quan trọng hơn là kiến thức nền tảng (trên mọi lĩnh vực), cách học từ vựng hiệu quả, kỹ thuật chọn và tra từ điển, dùng Mindmap… mình sẽ chia sẻ sau nếu có dịp. Các kinh nghiệm trên đây chủ yếu là của cá nhân mình, có tiếp thu các kinh nghiệm ngoài. Vì vậy, nếu có trùng với các giáo viên, các bạn khác thì mong mọi người góp ý xây dựng.
7 KỸ THUẬT NGHE TIẾNG ANH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ
1- KỸ THUẬT TĂNG GIẢM TỐC ĐỘTrong Windows Media Player có một tính năng rất hay, đó là tuỳ ý tăng giảm tốc độ. Bạn có thể cho tăng tốc độ để quen với tốc độ nói nhanh, quen với cách phát âm khi nói lướt của người bản ngữ, khi nghe lại ở tốc độ bình thường sẽ cảm thấy chậm và thoải mái tâm lý hơn rất nhiều. Hoặc, bạn cũng có thể làm giảm tốc độ của file để bắt được từ dễ dàng hơn trong quá trình Transcribe. Để tăng giảm tốc độ, bạn vào View => Enhancements => Play Speed Settings rồi chỉnh nhanh chậm tuỳ ý. Thường thì tăng lên 1.5x bạn vẫn có thể nghe được, còn 2.0x âm thanh sẽ bị vỡ, méo mó. Khuyến cáo là cách này chỉ hiệu quả trong thời gian đầu và đối với người có trình độ tầm 6.0 đổ xuống. Khi lên cao, nghe được hay không thường phụ thuộc vào khả năng hiểu thật sự của bạn chứ công nghệ không giúp bạn quá nhiều đâu. Bạn có thể dùng một vài chương trình ghi âm, ghi lại file đang chạy ở tốc độ cao để copy sang các thiết bị khác (trong trường hợp thiết bị đó không có công cụ tăng, giảm tốc độ). Công cụ tăng, giảm âm mình sẽ chia sẻ ở cuối bài.
2- KỸ THUẬT MIX :
Rất nhiều người học tiếng anh thường phàn nàn đó là việc khó tập trung, đặc biệt là khi nghe các bài dài, hoặc khi đi dần đến cuối bài nghe, sức lực và sự tập trung dần cạn kiệt đi. Giải pháp cho chuyện này là gì? Mình có đưa ra một phương pháp và thấy khá hiệu quả. Mình gọi tên là Distracted Audio. Bạn có thể bật một lúc 2 hoặc nhiều files khác nhau (đều nói tiếng Anh), sau đó dùng các chương trình ghi âm (Audio Recorder, Cool Edit Pro…) để ghi âm lại. Bạn cho set File nghe chính cần nghe ở mức âm lượng cao hơn chút, các file(s) khác ở mức âm lượng bé, đủ để nó tạo hiệu ứng tiếng ồn hoặc làm bạn phân tâm. Sau đó bạn thực hiện quá trình Transcribe. Bạn sẽ dần làm quen với việc mất tập trung mà vẫn phải cố nghe được. Sau này khi ngồi thi hoặc làm gì mà có tiếng động xung quanh, bạn vẫn có thể nghe được hiệu quả. Mọi chuyện chưa hết. Mình thường yêu cầu học sinh khi nghe xong cần có một tờ bên cạnh để note ra cả những ý chính của cái file dùng làm hiệu ứng tiếng ồn kia (ngay cả khi âm lượng khá bé). Kỹ năng nghe và khả năng tập trung của bạn sẽ dần dần được cải thiện.
3- KỸ THUẬT ĐẢO ÂM :
Đối với một file tiếng Anh bất kỳ, sẽ rất nhàm chán nếu bạn cứ học đi học lại một file, do một người nói thì có thể sẽ rất nhàm chán. Bạn hãy tận dụng sự phát triển của công nghệ, thay đổi âm sắc, âm lượng của người nói để có một file y hệt nhưng với giọng nói khá khác biệt. Phần mềm hiệu quả nhất mà mình hay dùng là MP3 KEY SHIFTER. Phần mềm này cũng giúp bạn tăng giảm tốc độ file rất nhanh mà không cần trải qua quá trình ghi âm. Bạn có thể thay đổi tốc độ file nhờ chỉnh thông số phần “”tempo” và thay đổi giọng nhờ chỉnh phần “key”. Cái này đôi khi tạo sự giải trí trong việc học tiếng Anh để đỡ nhàm chán và cũng có một chút hiệu quả khi bạn nghe các giọng lạ.
4- KỸ THUẬT TÁCH SUB, TÁCH ÂM, GHÉP SUB, GHÉP ÂM:
Đối với đa số các phim, cho dù là khoa học hay Sitcom thì hầu hết bạn có thể download file không sub về, sau đó tìm sub rời rồi download về, bạn có thể add hoặc remove sub khi cần thiết. Bạn cũng có thể dùng phần mềm, tách âm của một số file hình thành file mp3 rồi copy vào máy nghe nhạc hoặc add và một file hình khác bạn thích. Ví dụ, bạn có thể add file Britney Spears đang hát vào file hình của tổng thống Obama. Phần này thì tuỳ mỗi người thôi.
5- KỸ THUẬT NOTE-TAKING :
Hãy chọn bài nghe dài để thực hành kỹ thuật này. Khi bạn ngồi trong giảng đường, bạn dứt khoát phải take-notes (cho dù ngay trong lớp tiếng Việt). Ngay cả khi bạn không cần xem lại tờ Note, bạn vẫn có thể nhớ được các sự kiện trong bài nghe. Kỹ năng thu thập và chọn lọc thông tin của bạn sẽ rất tốt. Điều này có ích cho bạn khi đi học hoặc đi nghe hội thảo rất rất nhiều. Vì, suy cho cùng, bạn đi học tiếng Anh (với các chứng chỉ IELTS, TOEFL…) chủ yếu cũng là đi học và tham gia hội thảo rồi sau này mới đi làm được.
6- KỸ NĂNG CHỌN TÀI LIỆU:
Nếu chưa luyện thi, bạn hãy nghe tất cả những gì có thể và cố nghe để hiểu chứ không phải để “tắm ngôn ngữ” như lúc ban đầu mới tập (tắm 3 tiếng với tắm 3 tháng chắc độ sạch cũng tương đương mà thằng tắm nhiều có nguy cơ cảm lạnh và phí thời gian). Khi gần đến ngày thi, mình khuyên các bạn nên chọn phim KHOA HỌC (DOCUMENTARY của BBC là một sự lựa chọn tuyệt vời, bạn có thể xem về TRÁI ĐẤT, BẦU TRỜI, VŨ TRỤ, CUỘC ĐỜI CÁC VĨ NHÂN…). Quan trọng hơn, MÌNH MẠNH MẼ KHUYÊN CÁC BẠN CHỌN TÀI LIỆU LUYỆN NGHE CỦA TOEFL – mình xin nhắc lại : TOEFL. Kỹ năng nghe hiểu thì có lẽ TOEFL là vượt trội. Và trong cái luyện nghe, có lẽ Barron’s là sư tổ. Bạn hãy dùng các bài nghe của Barron’s hoặc TPO, LONG MAN, KAPLAN, CAMBRIDGE… cho TOEFL. Nghe tốt thì phần nghe hiểu IELTS sẽ không quá khó đối với các bạn. Cái này mình có xem nhiều bài viết của Kiên Trần và nhận ra sự giống nhau trong suy nghĩ (mình là dân từng ôn và học TOEFL chính hiệu). Phần download các bạn hãy cố tìm kiếm trên mạng để thể hiện nỗ lực cá nhân trong việc học hành. Một tài liệu nữa mà mình cũng rất khuyến khích các bạn, đó là các bộ “Intermediate Listening Comprehension” của Patricia và đồng nghiệp, bộ “Advanced Listening Comprehension” của cùng tác giả. Hai bộ này đã được đánh giá tích cực từ nhiều giáo viên (trong đó có Andy Nova). Các bạn dùng máy tính bảng cũng có thể download một số tài liệu (như mình thử cài) trong ảnh mình đưa lên để luyện tập tiếng Anh hàng ngày.
7- KỸ NĂNG TỐI THƯỢNG, TỔNG HỢP
Làm chủ chính mình. Bạn có thể đọc cả chục ebooks, xem cả chục bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nhưng nếu bạn không bắt tay vào làm thật thì đống kiến thức, kinh nghiệm đó cũng chỉ là của họ mà thôi. KHÔNG AI CÓ THỂ NGỒI NHÌN THỨC ĂN MÀ NO ĐƯỢC. Vậy nên hãy lập tức bắt tay vào đi. Kỹ năng có thể tốt cho người này hoặc người kia, chưa chắc đã hợp với bạn. Hãy tìm ra con đường riêng để say mê tiếng Anh. Học ngôn ngữ mà không say mê thì mình nghĩ khá khó. Một điều nữa, bạn hãy chọn rõ thái độ của mình đối với tiếng Anh! Ghét nó? Hãy “riếp (riết)” nó. Thích nó? Hãy “riếp (rít)” nó! Chúc các bạn thành công
P/s : Đây chỉ là phần chia sẻ kinh nghiệm dùng Công nghệ. Phần quan trọng hơn là kiến thức nền tảng (trên mọi lĩnh vực), cách học từ vựng hiệu quả, kỹ thuật chọn và tra từ điển, dùng Mindmap… mình sẽ chia sẻ sau nếu có dịp. Các kinh nghiệm trên đây chủ yếu là của cá nhân mình, có tiếp thu các kinh nghiệm ngoài. Vì vậy, nếu có trùng với các giáo viên, các bạn khác thì mong mọi người góp ý xây dựng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét