Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Kinh nghiệm làm phần thi trắc nghiệm môn tiếng anh

Tiếng anh là môn tương đối khó đối với đa số các bạn thí sinh chuẩn bị cho kì thi trung học phổ thông quốc gia sắp tới. Blog hoc tieng anh online chia sẻ một số bí quyết làm bài thi phần trắc nghiệm môn tiếng anh để các bạn tham khảo và làm bài tốt nhất

Bí quyết làm phần thi trắc nghiệm môn tiếng anh

Với phần thì trắc nghiệm của môn Tiếng Anh trong kì thi trung học phổ thông quốc giáo, cô Trần Thị Hòa (giáo viên Trường THPT Yên Dũng số 2 Bắc Giang) có một số lưu ý : các sĩ tử cần lướt qua một lượt đề thi. Lúc giám thị phát đề sẽ cho các em khoảng từ 5 đến 10 phút để rà soát đề có thiếu sót hay nhầm lẫn gì không . Lúc này sĩ tử nên hãy tranh thủ thời gian này, lướt đề nhanh nhất, soát đề xem có đề thi có gì sai sót không rồi tập trung tối đa để bắt tay vào làm bài luôn . Như vậy , thí sinh sẽ gần như có thêm thời gian là 10 phút để làm bài

Tuy nhiên một điểm cần lưu ý đối với thí sinh, các em không nên quá vội vàng đặt bút làm bài thi ngay mà đọc lướt qua hết một lượt đề thi, phần nào nắm vững kiến thức thì làm trước, nên làm theo từng phần để tránh bị sót câu, câu nào nếu còn phân vân hoặc chưa làm được nên khoanh lại để khi nào làm hết các phần khác sau đó quay lại làm tiếp

Một điểm cần lưu ý đối với các thí sinh là các câu trắc nghiệm tiếng anh đều ngang điểm nhau nên đừng quá chú trọng vào một câu chưa nghĩ ra mà quên mất các câu khác.

Thí sinh tô trực tiếp vào giấy làm bài trắc nghiệm. Nguyên nhân là thời gian rất ít để có thể có khả năng chép lại nhiều lần. Khi tô, phải tô kín và tô đúng câu, khi đi thi nên chuẩn bị bút chì 2B để dễ tô và dễ tẩy xóa. Trước khi vào phòng thi thí sinh phải mang theo một cục tẩy để tẩy cho sạch trong tình huống tô nhầm.

Sau khi làm hết những câu nằm trong khả năng kiến thức của mình , thí sinh trở lại các câu còn lại, tiếp đến đọc lướt một lần nữa đề thi và giấy làm bài, dò xem có sót câu nào không.
Cô Trần Thị Hòa cũng chia sẻ một “mẹo” làm những câu chưa chắc chắn có câu trả lời đúng theo phương pháp loại trừ; loại bỏ ngay những phương án sai hoàn toàn, suy luận những phương pháp còn lại để tìm được đáp án chính xác nhất

 Các đáp án đã cho trong dạng câu trắc nghiệm thường rơi vào ba nhóm là:
+ Đáp án đúng (chỉ có 1);
+ Đáp án sai hoàn toàn (thường chỉ có 1 và dễ xác định);
+ Đáp án sai đánh lạc hướng (thường có hai hoặc hơn, có những đặc điểm dễ khiến cho thí sinh tưởng là đáp án đúng).
Để làm tốt trắc nghiệm môn Tiếng Anh cũng phải có cơ sở : Trước khi thi thật, thí sinh tập tiếp xúc với đề thi thử từ các nguồn, tập cho bản thân thói quen quản lý thời gian khi làm bài. Nếu không kịp thời gian thì “lụi”, nhưng làm “lụi” cũng có cơ sở , mách nhỏ là đừng bao giờ “lụi” kiểu zíc zắc” – cô Trần Thị Hòa đưa lời khuyên .
Theo: giáo dục thời đại

0 nhận xét:

Đăng nhận xét